“Khử khuẩn bằng nano bạc có tốt không?” – Đây là câu hỏi của nhiều người khi thị trường đang rất “chuộng” nano bạc để khử khuẩn. Vậy Nano bạc có tác dụng diệt khuẩn không, nhược điểm của nano bạc là gì? Đây là điều không phải người tiêu dùng nào cũng biết dù bạc là nguyên tố kim loại quan trọng được áp dụng trong đời sống từ hàng ngàn năm nay.
Hiểu điều đó, Airfresh sẽ cùng bạn trả lời tất cả những câu hỏi này ngay trong bài viết này.
Nano bạc là gì?
Bạc là một loại kim loại có tính mềm dẻo, dễ uốn,… Còn Nano bạc là một dạng tồn tại của kim loại bạc có kích thước vô cùng nhỏ chỉ khoảng từ 10 – 100nm, mắt thường không nhìn thấy được và chúng chủ yếu tồn tại ở dưới dạng dung dịch.
Chính vì vậy mà Nano bạc còn có tên gọi khác là keo bạc, thay đổi từ vàng tới đỏ sẫm rồi chuyển sang màu đen nếu nồng độ lên tới 5000ppm.
Chỉ với những đặc điểm này, chúng ta có thể thấy các dung dịch được quảng cảo là Nano bạc có tác dụng diệt khuẩn nhưng lại trong suốt được quảng cáo trên thị trường thường không chứa nano bạc hoặc ở nồng độ cực thấp.
Với riêng các loại bột bán trên thị trường được quảng cáo là nano bạc thì đều không chứa nano bạc vì chúng không tồn tại ở thể rắn.
Phương pháp tạo ra Nano bạc
Nano bạc là một dạng vật chất của bạc, được tổng hợp bằng 3 cách cơ bản là tổng hợp vật lý, tổng hợp hóa học và tổng hợp sinh học. Với mỗi cách tổng hợp khác nhau, nano bạc sẽ có kích thước, hình thái, cũng như tính ổn định khác nhau.
- Phương pháp vật lý RF plasma: Kỹ thuật này sử dụng tia laser với bước sóng ngắn để cắt bỏ kim loại trong dung dịch. Kết quả thu được là các nano bạc tinh khiết có kích thước khoảng 10nm. Ngoài ra có thể sử dụng các tia gamma, tia tử ngoại để khử ion kim loại.
- Phương pháp hóa học: Để tổng hợp được nano bạc tinh khiết, người ta sử dụng muối bạc, chất khử và chất ổn định. Với phương pháp này, chi phí để tạo ra các hạt nano thấp nhưng lại tương đối ổn định hơn các muối khác.
- Phương pháp sinh học: Với phương pháp này, các hạt nano bạc được tạo ra bằng quá trình khử enzym, diễn ra khá nhanh chóng và tránh được các dung môi hữu cơ. Tuy vậy, phương pháp này có thể làm lây nhiễm vi khuẩn.
Tác dụng diệt khuẩn kháng virus của nano bạc
Khử khuẩn bằng nano bạc được ứng dựng là nhờ tính kháng khuẩn của ion bạc. Hiệu quả cũng phụ thuộc chính vào nồng độ và kích thước của chúng. Tuy vậy, tác dụng kháng khuẩn này đã được nghiên cứu rộng rãi nhưng cơ chế nano bạc khử khuẩn như thế nào vẫn chưa được làm rõ.
Hiện nay, người ta mới chỉ biết các hạt nano bạc bám và thâm nhập vào thành tế bào, làm thay đổi cấu trúc màng của một số vi khuẩn phổ biến như: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), E. Coli, P. aeruginosa,…
Nano bạc ngoài tác dụng khử khuẩn ra còn được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, thực phẩm, y tế,… Tuy nhiên chỉ có nano bạc thật mới đạt được hiệu quả cao mà giá thành của nano bạc thật lại vô cùng đắt từ 5 – 7 triệu đồng/gram. Chính vì thế, các chế phẩm khử khuẩn nano bạc giá rẻ được quảng cáo trên thị trường đều không đáng tin cậy.
Chú ý gì khi sử dụng nano bạc?
“Bạc là một kim loại không gây nguy hiểm, tuy nhiên, các phân tử có kích cỡ nano rất dễ bị phá vỡ cấu trúc, từ đó, có thể xâm nhập vào màng tế bào, gây ra những biến đổi sinh lý khó lường”, PGS. Frank Kjeldsen và TS. Thiago Verano – Braga, Cục Sinh hóa và Sinh học phân tử tại Đại học miền Nam Đan Mạch cho biết.
Chúng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng các gốc tự do trong tế bào, gây tổn thương màng tế bào. Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền khiến cấu trúc và nồng độ protein cũng bị thay đổi.
Chính vì nguy hại như vậy, gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật. Y học hiện đại đã thống kê, sự tấn công của gốc tự do gây nhiều bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các bệnh ung thư và các bệnh rối loạn thần kinh như Alzheimer và Parkinson.
“Chúng tôi cảm thấy thực sự lo ngại khi nhận thấy sự gia tăng sản xuất các gốc tự do có hại trong tế bào của con người”, các chuyên gia cho biết.
Vì vậy, khi chưa biết rõ tác dụng và nguy hại của nó ra sao thì mọi người hãy nên cẩn trọng trong việc sử dụng các chất có chứa Nano bạc bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi: “Khử khuẩn bằng nano bạc có tốt không?”. Cần tư vấn thêm khi diệt khuẩn tại nhà hoặc diệt khuẩn chuyên dụng, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
>>> Xem thêm:
- Cách khử khuẩn trong nhà khi có F0
- Các loại sát khuẩn tay nào không nên sử dụng?
- Máy phun khói nào có thể diệt khuẩn?
- Những điều cần biết về diệt khuẩn an toàn