Tác dụng của diệt khuẩn là tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh và ngăn chúng quay trở lại phát triển trên bề mặt. Vậy miễn nhiễm Covid-19 là gì? Diệt khuẩn có giúp bạn miễn nhiễm với Covid-19 không? Tại sao có người tiếp xúc gần với F0 nhưng không bị nhiễm bệnh?
Miễn nhiễm covid là gì?
Miễn nhiễm được định nghĩa là trạng thái của cơ thể hay còn gọi là đề kháng, không bị yếu tố gây bệnh Covid-19 xâm nhập.
Thông thường, cơ chế miễn nhiễm của cơ thể sẽ được hình thành như sau:
- Tiếp xúc: khi có một loại virus nào đó xâm nhập vào cơ thể thì chúng sẽ bị Đại thực bào ăn. Sau đó, Đại thực bào báo việc vừa làm với tế bào T (T cell)
- Xử lý: Tế bào T là một tế bào bạch cầu cụ thể tiếp nhận thông tin và truyền tin cho tế bào B, cũng là một tế bào bạch cầu. Riêng tế bào B sau khi được báo tin sẽ biến thành tế bào Plasma và tạo ra kháng thể.
- Nhắc nhớ: các kháng thể là các protein đặc biệt cuối cùng sẽ liên kết với virus khi chúng xâm nhập để cơ thể nhận ra và tiêu diệt.
Do vậy, đối với những loại virus cụ thể cũng sẽ có các kháng thể tương ứng và được gọi chung là miễn dịch dịch thể. Chính vì vậy, không phải tự nhiên mà con người miễn nhiễm Covid-19 hay với một loại virus nào đó.
=> Xem thêm: Điểm danh 8 nguyên tắc an toàn khi sống chung với dịch COVID-19
Tại sao có người lại miễn nhiễm với Covid-19?
Tháng 11/2011, chị Thanh Thủy (26 tuổi) làm chung phòng và cùng ăn trưa với 3 đồng nghiệp đều là F0 nhưng chị có kết quả xét nghiệm âm tính 4 lần liên tục.
Ngoài ra, trong thời điểm dịch lần thứ 4, có rất nhiều trường hợp F0 không triệu chứng và âm tính sau ít ngày cách ly. Điều này làm không ít người hoang mang, lo ngại về có chế truyền bệnh, cách phòng tránh,…
Lý giải điều này, Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP. HCM) và bác sĩ Nguyễn Hồng Hà (Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam) cho biết những trường hợp miễn nhiễm Covid-19 nêu trên không hiếm gặp vì đã có những khảo cứu chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến tình trạng miễn nhiễm này như sau:
Thứ nhất, họ Corona virus có liên quan đến nhiều bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm,… Chính vì vậy nếu có một người nào đó từng bị cảm lạnh hay cảm cúm thì tế bào trí nhớ được kích hoạt trong cơ thể để loại bỏ chúng trước khi gây ra triệu chứng cụ thể.
Thứ hai, người nào có sức đề kháng mạnh sẽ tiêu diệt virus ngay lập tức và không cho chúng nhân bản ra thêm. Do vậy, họ nhiễm bệnh với mức độ nhẹ, rất nhanh khỏi và khi xét nghiệm thường không thấy virus.
Thứ ba, những người đã tiêm chủng đủ vaccine phòng Covid-19 và có lượng kháng thể sinh ra đủ mạnh thì nguy cơ nhiễm cũng thấp hơn người chưa tiêm.
Thứ tư, người miễn nhiễm Covid-19 thực chất là đã từng mắc và khỏi bệnh trước thời điểm tiếp xúc với F0. Chưa kể việc nhiễm bệnh triệu chứng nhẹ thường bị nhầm là sổ mũi, dị ứng thời tiết,…
Thứ năm, ở giai đoạn tiếp xúc nếu nồng độ virus ở hầu họng F0 còn thấp, ít phát tán ra bên ngoài. Trong khi đó, không gian của phòng làm việc hoặc nhà ở rộng rãi, thông khí tốt và diệt khuẩn thường xuyên sẽ làm giảm khả năng lây nhiễm.
Thứ sáu, trường hợp miễn nhiễm Covid-19 đặc biệt là người có cơ địa không tiếp nhận virus.
Với các nguyên nhân mà các chuyên gia nêu trên, có thể thấy diệt khuẩn không khí thường xuyên có thể giúp bạn giảm khả năng lây nhiễm với Covid-19, bên cạnh các biện pháp tăng sức đề kháng bản thân.
Xem thêm:Dung dịch diệt khuẩn nào tốt nhất hiện nay?
Theo các chuyên gia, nước ta chưa có báo cáo ghi nhận tỷ lệ miễn nhiễm với Covid-19 toàn dân vì cần đánh giá mức độ phơi nhiễm cộng đồng, điều tra dịch tễ, xét nghiệm chuyên sâu,… Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo trong thời điểm này, việc cần thiết nhất là tuân thủ 5K, diệt khuẩn không khí thường xuyên, tiêm vaccine đủ liều để đảm bảo an toàn sức khỏe bản thân và gia đình.
Theo Vnexpress