“Xịt cồn nhiều có tốt không?” là băn khoăn của không ít người khi dịch Covid-19 bùng phát, số lượng F0 tăng lên chóng mặt, cồn được sử dụng mọi nơi mọi lúc. Lượng cồn sử dụng quá nhiều đã dấy lên những lo ngại về sức khỏe.
Tuy nhiên, để biết cồn có gây hại hay không, chúng ta cần hiểu về cồn. Từ đây mới có thể sử dụng chúng đúng lúc, đúng chỗ nhằm phát huy tác dụng phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Cồn là gì?
Cồn là hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của rượu, được sử dụng rộng rãi trong y tế, công nghiệp, mỹ phẩm, dệt may,…
Cồn trong y tế đóng vai trò như một chất khử trùng, diệt khuẩn bề mặt hiệu quả. Nguyên do chính là chúng hiệu quả trong việc tiêu diệt một loạt các vi sinh vật khác nhau, dù không tiêu diệt được bào tử.
Nồng độ khuyến nghị tốt nhất trong y tế là cồn nồng độ từ 60 – 90 độ vì có hoạt tính cao nhất.
Đối với nồng độ cồn khác nhau, cách sử dụng trong y tế cũng không giống nhau, cụ thể:
- Cồn 70 độ: Đây là nồng độ cồn được sử dụng để sát khuẩn vùng da trước khi tiêm, rửa vết thương phẫu thuật,… Thành phần chủ yếu của cồn 70 độ là dung dịch ethanol 70% cùng tá dược vừa đủ.
- Cồn 90 độ: Đây là dung dịch được kết hợp từ ethanol 96% và nước tinh khiết. Với cồn 90 độ được sử dụng nhiều để sát trùng các vết thương ngoài da, đồng thời khử trùng các dụng cụ y tế đã qua sử dụng,…
Cẩn thận khi sử dụng cồn diệt khuẩn
Trong thời điểm F0 ngày càng tăng, không ít người đã mua cả can cồn 5 – 10 lít để trong nhà dùng dần để mong có thể phòng chống được lây nhiễm, hy vọng diệt khuẩn an toàn trong đại dịch.
Tuy nhiên, khi mua cồn để diệt khuẩn nhà ở, người dùng thường bị nhầm lẫn giữa ethanol (cồn y tế) và methanol (cồn công nghiệp), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hôm qua ngày 10/3, một người đàn ông 54 tuổi đã phải nhập viện điều trị do uống nhầm 100ml cồn 70 độ. Qua xét nghiệm chai cồn uống phải, phát hiện thành phần có chứa cồn công nghiệp methanol 56%.
Triệu chứng của người bệnh là ngộ độc cấp do cồn công nghiệp – dạng hóa chất độc hại chỉ dùng làm nguyên liệu hóa học, công nghiệp,… Đặc biệt, chai cồn này được người nhà bệnh nhân mua ở hiệu thuốc để sát khuẩn tay phòng chống Covid-19.
Trả lời báo chí, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội) cho biết người dân đã hiểu nhầm đây là cồn y tế vì hình thức chai, quy trình đóng gói hoặc dán mác đều là công ty dược và được bán tại hiệu thuốc, mua lại rất dễ dàng.
Bác sĩ Nguyên lo ngại tình trạng này vì methanol là chất có thể ngấm qua da làm nhiễm acid máu, tổn thương mắt, não,… nếu sử dụng trong thời gian dài.
Trên thực tế, loại cồn y tế “giả” này đã từng được Bệnh viện Bạch Mai cảnh bảo vào tháng 7/2022. Ty nhiên, nhiều sản phẩm cồn công nghiệp đã được nhà sản xuất thay đổi nhãn mác và đổi công dụng thành “dùng để đốt hay lau chùi”. Từ đây, các loại cồn công nghiệp giả lại dễ dàng tiêu thụ lại nhà thuốc.
Cuối cùng, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân đọc kỹ các thông tin trên nhãn mác như công dụng, thành phần để tránh gây hại cho sức khỏe.
Chưa kể, cồn y tế hiện nay chỉ được khuyến cáo sát khuẩn tay khi không có nước sạch hoặc vệ sinh bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn. Còn việc xịt cồn ra ngoài không khí chưa đo lường được độ hiệu quả, chưa kể còn gây hỏng hóc các thiết bị điện tử vì đọng nước.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi: “Xịt cồn nhiều có tốt không?” và hiểu rõ hơn về diệt khuẩn an toàn. Cần tư vấn thêm về diệt khuẩn khử mùi mùa dịch Covid-19, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm:
- Các loại sát khuẩn tay nào không nên sử dụng?
- 4 sai lầm khi diệt khuẩn tại nhà
- Diệt khuẩn có giúp bạn miễn nhiễm với Covid-19?
- Những điều cần biết về diệt khuẩn an toàn