Trên thị trường, các sản phẩm nano bạc ngày càng trở nên phổ biến với tính năng kháng khuẩn. Liệu việc sử dụng tăng cường các sản phẩm từ nano bạc có gây độc với sức khỏe và môi trường không?
Trong bài viết này, Airfresh sẽ chia sẻ nghiên cứu mới nhất từ Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI) về sự hoạt động của nano bạc ở cấp độ tế bào và sinh vật để tìm ra cơ chế gây độc.
Ứng dụng của nano bạc lớn
Từ thời kỳ cổ đại, các ion bạc đã được biết tới với tình kháng khuẩn đặc biệt. người La Mã bắt đầu dùng Ag+ để khử trùng nước uống. Đến giữa thế kỷ XX, các Ag+ được phát triển là thuốc kháng sinh tổng hợp lên tế bào nhân sơ
Đến nay, các nano bạc được ứng dụng làm các chất kháng khuẩn trong y tế như băng vết thương, tiệt trùng thiết bị và dụng cụ y tế,… Trong công nghiệp, nano bạc cũng được ứng dụng trong sản xuất hàng dệt may, tủ lạnh, máy giặt,…
Sản phẩm chứa nano bạc tăng lên chóng mặt từ dưới 30 sản phẩm năm 2006 đã lên tới con số hơn 300 vào năm 2011. Đến nay, các sản phẩm có chứa thành phần này đã phủ gấp nhiều lần những con số thống kê trước đó khi dịch COVID-19 bùng phát.
Điều đáng lo ngại là những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nano bạc lại tỷ lệ nghịch với sự gia tăng các sản phẩm có chứa thành phần này. Trong khi đó, nhiều tài liệu nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng nano bạc có độc tính đáng kể với một số dòng tế bào và sinh vật sống dưới nước.
Chưa kể ứng dụng sinh học của bạc ion (Ag +) từ nano bạc được nhiều người coi là yếu tố tạo ra độc tố trung gian vẫn chưa rõ ràng.
Nguy cơ khi sử dụng nano bạc
Không thể phủ nhận rằng nano bạc có hoạt tính diệt khuẩn cao. Điều này có được do Ag+ được giải phóng liên tục, giúp phá hủy các tế bào gây bệnh thông qua quá trình oxy hóa.
Trong nghiên cứu chứng minh chất tẩy rửa có chứa nano bạc sẽ mang đến hiệu quả cao. Đây cũng chính là lý do nano bạc được đưa vào các sản phẩm khuẩn như một chất phủ bề mặt chống vi khuẩn.
Thật đáng tiếc khi các hoạt động thương mại đối với nano bạc tạo nên sự tích tụ không tốt với môi trường. Theo đó, chúng gia tăng độ phơi nhiễm đối với sức khỏe con người.
Các chuyên gia của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI) cho biết việc tăng cường sử dụng nano bạc trong thiết bị y tế, dung dịch diệt khuẩn, chất tẩy rửa,… sẽ để lại 7% trong môi trường sống.
Theo đó, các nano bạc được tích lũy này có thể kích hoạt sự gia tăng của các vi khuẩn có khả năng kháng kháng sinh cao.
Mặt khác, các nano bạc thường được quảng cáo là hiệu quả và không độc đối với động vật có vú. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh mức độ gây độc của nano bạc khi tác động lên tế bào thần kinh và mô phổi.
Cơ chế gây tổn thương sẽ là nano bạc hình thành lỗ thủng protein trong tế bào, làm chúng hoạt động không bình thường, gây chết rụng tế bào.
Ngoài ra, nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nano bạc thể hiện độc tính đối với các sinh vật sống dưới nước, bao gồm cả các sinh vật có xương sống.
Tất cả những điều này đều phản ánh lỗ hổng kiến thức về ảnh hưởng của nano bạc đối với môi trường và sức khỏe của con người.
Các chuyên gia ước tính nồng độ nano bạc thấp nhất có thể nhận biết được trong cơ thể động vật có vú là khoảng từ 222 – 362mg Ag/kg/ngày.
Trong trường hợp sử dụng quá nhiều các sản phẩm chứa nano bạc như phun khử khuẩn bằng nano bạc sẽ khiến các Ag+ thấm qua màng tế bào. Tiếp đó, chúng đi vào nội bào và làm gián đoạn vận chuyển tế bào, gây nhiễm độc gen và suy giảm cục bộ của glutathione và các chất chống oxy hóa cần thiết khác.
Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ (NCBI) cho biết các công ty thương mại hóa các sản phẩm kháng khuẩn chứa nano bạc đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt. Mục tiêu quan trọng nhất của các nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của nano bạc đối với động vật bậc cao, cụ thể là con người.
Có thể thấy rằng nano bạc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người ở một nồng độ nhất định khi được tích tụ qua quá trình sử dụng sản phẩm thương mại hóa.
Vì vậy, cơ quan này hi vọng sẽ có nhiều hơn các cuộc thảo luận khác trong tương lai về sức khỏe và rủi ro khi sử dụng nano bạc. Từ các bằng chứng khoa học đúng đắn, chúng ta sẽ xác định rõ ràng được câu trả lời cho câu hỏi: “Nano bạc có độc không?” trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.
Theo NCBI
Những bài viết liên quan:
- Khử khuẩn bằng nano bạc có tốt không?
- Các loại sát khuẩn tay nào không nên sử dụng?
- Diệt khuẩn có giúp bạn miễn nhiễm với Covid-19?